1. Copy (C) – Sao chép đối tượng được chọn và sắp xếp chúng theo vị trí xác định ( các bạn sinh viên thích nhất lệnh này). Lệnh hiệu chỉnh này khá đơn giản và được sử dụng thường xuyên trong thiết kế. Có một lưu ý khi bạn copy và sắp xếp đối tượng xong muốn copy tiếp đối tượng vừa chọn copy xong, bạn không nhất thiết chọn lại đối tượng mà chỉ cần nhập lệnh Copy sau đó nhập tiếp lệnh P chương trình mặc định chọn lại đối tượng đã copy tiết kiệm thời gian. Cách này mình thấy rất hiệu quả nhưng ít người biết để sử dụng.
2. Array (AR) – Sao chép đối tượng theo 1 dãy xếp theo hình chữ nhật hoặc đường tròn. Dãy đối tượng tạo ra cần các yếu tố sau. Đối với dãy xếp theo hình chữ nhật bạn cần xác định được đối tượng gốc để tạo dãy. Số hàng, số cột trong dãy và khoảng cách hàng, cột trong dãy đó. Đối với dãy xếp theo hình tròn bạn tick chọn Porlar Array. Sau đó chọn đối tượng muốn tạo dãy, chọn tâm đường tròn mà dãy tạo xung quanh. Tiếp tới chọn số lượng đối tượng trong dãy. Cuối cùng là chọn góc hay phạm vi mà dãy tạo trong đường tròn, hiểu nôm na là muốn dãy tạo quanh đường tròn hay một phần đường tròn. Xem video để nắm được các thao tác cơ bản.
3. Move (M) – Lệnh di chuyển đối tượng. Di chuyển tới đối tượng cần ghép với các đối tượng khác. Lệnh này khá đơn giản các bạn cần master được cách bắt điểm là okie. Muốn chọn lại đối tượng vừa di chuyển bạn nhấp lệnh Move sau đó nhập lệnh P. Thao tác tương tự như lệnh copy. Lệnh hiệu chỉnh này cũng được thường xuyên dùng.
4. Trim (TR) – xén một phần đối tượng giữa hai đối tượng giao nhau. Nhấp lệnh TR vào dòng lệnh. Chương trình gợi ý chọn đối tượng làm giới hạn giao các đối tượng. Lưu ý: nếu bạn không chọn đối tượng giới hạn giao mà enter tiếp chương trình mặc định xén tất cả đối tượng nào có điểm giao nhau. Xem thêm video bạn sẽ tự học và thực hành được.
5. Break (BR) – Xén một phần đối tượng giữa hai điểm. Nhấp lệnh BR vào dòng lệnh chọn 2 điểm muốn xén. Mẹo vặt: tách đường thẳng chính thành các đường con trong trường hợp không muốn xóa đường thẳng lớn chính đã vẽ bằng cách chọn 2 điểm sát nhau.
6. Extent (EX) – Kéo dài đối tượng đến giao với đối tượng đã chọn sẵn. Lệnh này ngược lại với lệnh Trim, các bạn thử làm ngược lại để có sự so sánh.
7. Rotate (RO) – Quay đối tượng xung quanh một điểm chuẩn. Nhấp lệnh > chọn đối tượng và chọn điểm quay. Cuối cùng là nhập góc định quay.Đơn vị trong góc trong autocad : nếu góc quay ngược chiều kim đồng hồ giá trị nhập vào là góc dương (+), cùng chiều đồng hồ giá trị góc là âm (-).
8. Stretch (ST) – Di chuyển và kéo dán đối tượng. Lệnh này các bạn lưu ý cách chọn đối tượng phải chọn bao cả biên đối tượng muốn stretch.
6. Extent (EX) – Kéo dài đối tượng đến giao với đối tượng đã chọn sẵn. Lệnh này ngược lại với lệnh Trim, các bạn thử làm ngược lại để có sự so sánh.
7. Rotate (RO) – Quay đối tượng xung quanh một điểm chuẩn. Nhấp lệnh > chọn đối tượng và chọn điểm quay. Cuối cùng là nhập góc định quay.Đơn vị trong góc trong autocad : nếu góc quay ngược chiều kim đồng hồ giá trị nhập vào là góc dương (+), cùng chiều đồng hồ giá trị góc là âm (-).
8. Stretch (ST) – Di chuyển và kéo dán đối tượng. Lệnh này các bạn lưu ý cách chọn đối tượng phải chọn bao cả biên đối tượng muốn stretch.
9. Align (AL) – Dời, quay và lấy tỷ lệ đối tượng.Lệnh này lưu ý các bắt điểm đối tượng cho chính xác. Chi tiết xem video tự học autocad phần 4.
10. Fillet (F) – Vẽ nối tiếp hai đối tượng bởi một cung tròn. Nhấp lệnh > chọn 02 đối tượng kết thúc lệnh chọn bán kính R. Có một mẹo vặt khi dùng lệnh này khi muốn nối hai đường thẳng chưa có điểm giao nhau, để R = 0 hoặc khi không nhập giá trị của bán kính chương trình mặc định R = 0.
11. Chamfer (CHA) – Vát mép các cạnh. Lệnh này dùng để tạo một đường xiên giao nhau của hai đoạn thẳng hoặc đỉnh đa giác tuyến có phân đoạn là đường thẳng. Nhập lệnh tắt tương tự như các lệnh hiệu chỉnh trong autocad khác. Đường xiên được xác định thông qua hai giá trị: 2 khoảng cách hoặc 1 khoảng cách và 1 góc nghiêng.
12. Mirror (MI) - Lệnh đối xứng trục. Tạo đối tượng như đối tượng gốc qua 1 trục xác định. Gần như copy đối tượng sau đó xoay 180. Xem video tự học autocad 4 để hiểu rõ thao tác. Sau khi chọn đối tượng và trục quay chương trình hỏi có muốn xóa đối tượng cũ đi không. Lệnh Y là xóa, lệnh N là giữ nguyên đối tượng gốc.
13. Scale (SC) – Dùng để tăng giảm kích thước đối tượng theo một tỷ lệ nhất đinh. Lệnh này hay dùng với lệnh copy. Copy từ bản vẽ khác, khác tỷ lệ về scale đối tượng cho phù hợp với tỷ lệ bản vẽ của mình.
Thủ thuật autocad: để phát huy tác dụng các lệnh hiệu chỉnh như copy, move, mirroi, array, các bạn nên dùng các lệnh này khi đã tạo hoàn chỉnh đối tượng gốc. Lý do khi bạn copy một đối tượng mà chưa hoàn chỉnh thì mặc định vẽ tiếp bạn sẽ phải vẽ cả 2 đối tượng với các thao tác giống nhau. Cho nên nếu lỡ copy chưa hoàn chỉnh thì xóa đi. Tập trung hoàn thiện đối tượng gốc. Kết hợp tất cả các lệnh dưng đối tượng gốc một cách nhanh nhất.
12. Mirror (MI) - Lệnh đối xứng trục. Tạo đối tượng như đối tượng gốc qua 1 trục xác định. Gần như copy đối tượng sau đó xoay 180. Xem video tự học autocad 4 để hiểu rõ thao tác. Sau khi chọn đối tượng và trục quay chương trình hỏi có muốn xóa đối tượng cũ đi không. Lệnh Y là xóa, lệnh N là giữ nguyên đối tượng gốc.
13. Scale (SC) – Dùng để tăng giảm kích thước đối tượng theo một tỷ lệ nhất đinh. Lệnh này hay dùng với lệnh copy. Copy từ bản vẽ khác, khác tỷ lệ về scale đối tượng cho phù hợp với tỷ lệ bản vẽ của mình.
Thủ thuật autocad: để phát huy tác dụng các lệnh hiệu chỉnh như copy, move, mirroi, array, các bạn nên dùng các lệnh này khi đã tạo hoàn chỉnh đối tượng gốc. Lý do khi bạn copy một đối tượng mà chưa hoàn chỉnh thì mặc định vẽ tiếp bạn sẽ phải vẽ cả 2 đối tượng với các thao tác giống nhau. Cho nên nếu lỡ copy chưa hoàn chỉnh thì xóa đi. Tập trung hoàn thiện đối tượng gốc. Kết hợp tất cả các lệnh dưng đối tượng gốc một cách nhanh nhất.