Tổng Hợp Video Tự Học Autocad Cơ Bản
Tags
video-tu-hoc-autocad
- Thời gian 9:31 AM
Thủ Thuật lệnh tắt vẽ nhanh trong autocad
Tags
tu-hoc-autocad-co-ban
- Thời gian 9:28 AM
Thủ thuật lệnh vẽ nhanh trong autocad
Hôm trước mình có tổng hợp nhóm lệnh tắt thường xuyên sử dụng trong thiết kế up lên cho các bạn. Tuy nhiên trên facebook fanpage Học Autocad có bạn kêu mình viết sai lệnh Copy là CO chứ không phải C :(. Cái này do sơ suất của mình không giải thích kỹ. Bài viết này mình sẽ giải thích và hướng dẫn một thủ thuật nhỏ nhưng lại làm tăng hiệu suất vẽ của bạn.
Bạn gì đó phản hồi rằng lệnh Copy là CO chứ không phải C. Cái này đúng theo mặc định của chương trình autocad. Tuy nhiên trong quá trình vẽ mình phát hiện ra rằng để gõ lệnh Copy bạn phải di chuyển ngón tay rất xa ( thời gian thao tác lệnh lâu hơn) từ C >>> O. Do đó mình đã thay đổi lệnh tắt trong autocad từ CO thành C để tiết kiệm thời gian gõ lệnh ( chắc vài phần s). Có bạn sẽ thắc mắc làm thế phức tạp mà chẳng tiết kiệm được bao nhiêu. Xin thưa rằng lệnh Copy, Pan, Xóa (E) là lệnh được sử dụng rất nhiều. Chỉ cần giảm 1 số lượng nhỏ thời gian đó nhân với số lần thao tác lệnh trong 1 ngày làm việc đã tiết kiệm khá nhiều. Tương tự như các lệnh khác.
Để đổi lệnh tắt trong autocad các bạn vào TOOL > CUSTOMIZE > EDIT PROGRAM PARAMETER (ACAD.PGP).
XX | (XL) | Vẽ đường thẳng định hướng theo 2 phương |
CC | (C) | Vẽ đường tròn |
C | (CO) | Copy đối tượng |
D1 | (DLI) | Ghi kích thước đối tượng theo phương đứng và ngang |
DA | (DAL) | Ghi kích thước đối tượng theo phương xiên |
DCC | (DCO) | Ghi kích thước liên tục |
Tiếp tục giải đáp cho một bạn hỏi: có lệnh copy mà số hoặc chữ tăng dần không. Câu trả lời là có. Bằng cách bạn dùng LISPCAD. Mình sẽ up file LISP lên ở file dưới đây. Cách dùng là bạn gõ lệnh AP ( lệnh đầy đủ là load applications). Chương trình hiện lên bảng thông báo tìm tệp chứa file LISP. Bạn chọn tệp vừa tải về và chọn load. Lệnh copy tăng dần mình để là CT. Bạn gõ lệnh CT và chọn số hoặc chữ làm như lệnh Copy và xem thay đồi. Chi tiết xem video hướng dẫn. Bạn tải file LISP dưới đây:
Tổng hợp lệnh tắt trong autocad
Tags
tu-hoc-autocad-co-ban
- Thời gian 1:26 AM
LỆNH TẮT TRONG AUTOCAD | |||
Hướng dẫn kèm video chi tiết tại : http://autocadnangcao.blogspot.com/ | |||
( Các lệnh thường xuyên dùng trong thiết kế) | |||
Nhóm | STT | Lệnh tắt | Tác dụng |
Nhóm Lệnh Tạo Đối Tượng | 1 | L | Vẽ đường thẳng |
2 | PL | Vẽ đa giác tuyến | |
3 | XL | Vẽ đường thẳng định hướng theo 2 phương | |
4 | RAY | Vẽ đường thẳng định hướng theo 1 phương | |
5 | C | Vẽ đường tròn | |
6 | EL | Vẽ Elip | |
7 | A | Vẽ cung tròn | |
8 | REC | Vẽ đa hình chữ nhật hoặc hình vuông | |
9 | POL | Vẽ Đa Giác | |
Nhóm Lệnh Tạo Đối Tượng | 1 | CO | Copy đối tượng |
2 | AR | Copy đối tượng sắp xếp theo 1 dãy hình chữ nhật hoặc hình tròn | |
3 | M | Di chuyển đối tượng | |
4 | TR | Xén một phần đối tượng giao nhau | |
5 | BR | Xén một phần đối tượng giữa 2 điểm | |
6 | EX | Kéo dài đối tượng đến giao với đối tượng có sẵn | |
7 | RO | Quay đối tượng xung quay 1 điểm chuẩn | |
8 | ST | Di chuyển và kéo dãn đối tượng | |
9 | AL | Dời - Quay và lấy tỷ lệ đối tượng | |
10 | F | Vẽ nối tiếp 2 đối tượng bằng một cung tròn | |
11 | MI | Đối xứng trục > tạo 1 đối tượng giống đối tượng gốc qua 1 MP | |
12 | SC | Tăng giảm đối tượng theo một tỷ lệ nhất định | |
Nhóm Quản lý | 1 | LA | Tạo layer trong bản vẽ |
2 | LT | Tạo loại đường trong bản vẽ | |
3 | B | Tạo khối | |
4 | X | Phá Khối | |
H | Tô vật liệu trong cad | ||
Nhóm ghi kích thước | DLI | Ghi kích thước đối tượng theo phương đứng và ngang | |
DAL | Ghi kích thước đối tượng theo phương xiên | ||
DCO | Ghi kích thước liên tục | ||
DAN | Ghi kích thước góc | ||
DI | Đo chiều dài thực từ 2 điểm | ||
LI | Đo chiều dài thực của 1 đường thẳng |
Download lệnh tắt tại đây:
Tự học autocad – phần 6: Tổng kết phần autocad cơ bản và cách học autocad.
Tags
tu-hoc-autocad-co-ban
- Thời gian 7:47 AM
Trước khi viết series hướng dẫn tự học autocad mình hay gặp các câu hỏi đại loại là học autocad ở đâu? cách học autocad? nên tự học autocad hay học ở trung tâm?. Bản thân mình sinh viên năm thứ nhất mình tự học, sau đó có học thêm atuocad ở trung tâm nên mình rút ra các loại ưu nhược điểm từng cách học:
Cách tự học autocad có ưu điểm đầu tiên là không mất học phí, có thêm nhiều kinh nghiệm vì mày mò nhiều. Nhưng thời gian học để làm được rất lâu, đặc biệt không có hệ thống bài bản, nhiều lệnh ít dùng nhưng vẫn học, không biết kết hợp các lệnh để vẽ autocad nhanh. Cách này phù hợp với các bạn sinh viên chưa yêu cầu làm autocad nhanh, chuyên nghiệp. Hoặc đã biết kiến thức cơ bản tự học để tìm hiểu thêm về thủ thuật autocad, mẹo vặt autocad, autocad nâng cao, autolisp. Vì khi đã biết cơ bản, vẽ autocad nhiều sẽ biết lệnh nào hay dùng hay dùng thế nào cho nhanh nhất ít thao tác nhất.
Cách tự học autocad có ưu điểm đầu tiên là không mất học phí, có thêm nhiều kinh nghiệm vì mày mò nhiều. Nhưng thời gian học để làm được rất lâu, đặc biệt không có hệ thống bài bản, nhiều lệnh ít dùng nhưng vẫn học, không biết kết hợp các lệnh để vẽ autocad nhanh. Cách này phù hợp với các bạn sinh viên chưa yêu cầu làm autocad nhanh, chuyên nghiệp. Hoặc đã biết kiến thức cơ bản tự học để tìm hiểu thêm về thủ thuật autocad, mẹo vặt autocad, autocad nâng cao, autolisp. Vì khi đã biết cơ bản, vẽ autocad nhiều sẽ biết lệnh nào hay dùng hay dùng thế nào cho nhanh nhất ít thao tác nhất.
Học ở trung tâm ưu điểm biết kiến thức autocad cơ bản ngay, trung tâm sẽ biên tập chương trình theo hình thức kiến thức nào cần thiết hay sử dụng họ sẽ dạy bạn. Bạn sẽ học có chọn lọc. Trong khoảng thời gian học ở trung tâm bạn sẽ biết được tất cả các lệnh cơ bản và nâng cao phục vụ thiết kế cơ bản. Dĩ nhiên học ở trung tâm bạn sẽ phải mất học phí. Cách này phù hợp với ai không có nhiều thời gian tự học hoặc muốn biết cơ bản trước để học autocad nâng cao.
Vậy bạn học như thế nào trên blog của mình?
Bạn nên đọc hết bài viết và xem hình ảnh ở kích thước đầy đủ, sau đó mở video để nắm được các thao tác cơ bản. Bước tiếp theo quan trọng nhất bạn cần mở phần mềm autocad và tự vẽ thực hành theo. Cách tốt nhất để nâng cao kỹ năng vẽ autocad bạn cần tìm những đồ án hay các hình vẽ chuyên ngành theo nghề bạn để thực hành như thế sẽ không bị chán và hiểu được kiến thức chuyên ngành của bạn luôn. Thực hành và thực hành theo thứ tự từng phần mình đã trình bày. Khi đã học được autocad cơ bản bạn theo dõi tiếp các phần autocad nâng cao và thủ thuật autocad. Mỗi ngày 30 phút bạn sẽ trở thành cader chuyên nghiệp. Mình khẳng định kiến thức trên blog của mình đủ để bạn đi làm thiết kế chuyên nghiệp. Autocad là công cụ hỗ trợ bạn vẽ nhanh hay chậm là do cách bạn tư duy thao tác và quản lý đối tượng trong autocad.
Thay lời kết phần cơ bản mình giới thiệu phần tiếp theo hay hơn, quan trọng hơn mời các bạn theo dõi series 2 autocad nâng cao.
Tự học autocad – phần 5: Ghi kích thước trong autocad, tỷ lệ và chữ trong autocad
Tags
tu-hoc-autocad-co-ban
- Thời gian 7:54 AM
Để tạo kiểu DIM mới bạn nhấp New. Một loại kích thước bất kỳ bao gồm cách thành phần:
Ngoài ra bạn cần tối ưu khoảng cách từ đường gióng tới đối tượng vẽ, kiểu chữ, màu sắc các đường gióng sao cho dễ nhìn. Kinh nghiệm cá nhân mình để như sau (bạn làm theo hình vẽ mình sẽ giải thích thông số cần thiết )
Bạn chọn màu đường gióng sao cho phù phợp với màu các layer chính, các thông số bạn để như trong hình. Bạn nào cần trải nghiệm thì tùy chỉnh lại để thấy sự thay đổi. Mình viết hướng dẫn tự học autocad để giúp mọi người kiểu cầm tay chỉ chuột học xong có thể làm với autocad được ngay. Khác với các ebook hay giáo trình thầy cô biên soạn để bạn hiểu bài bản. Bạn nên kết hợp cả 2 :v
Tại mục này bạn chọn màu chữ và format chuẩn như hình. Chiều cao chữ bạn để là 2 unit (ở đây là mm như bài 1 các thao tác cơ bản mình đã hướng dẫn). Phần chiều cao chữ mình sẽ nói rõ hơn trong phần mối quan hệ giữa tỷ lệ bản vẽ chiều cao chữ tương ứng.
Thiết lập này rất quan trọng liên quan đến tỷ lệ bản vẽ. Tại mục Scale for dimension features → user overall scale of : Đây chính là giá trị tỷ lệ của bản vẽ. Ví dụ trong hình mình định tỷ lệ bản vẽ là 1: 500 khi đó giá trị user overall scale of sẽ là 500/1000 = 0.5. Con số 1000 ở đâu thì bạn xem lại kiến thức hình họa trong vẽ kỹ thuật nhá. Nôm na bạn hiểu là lấy giá trị tỷ lệ bản vẽ chia cho 1000.
Tiếp đến ở tab Primary Units bạn cần thiết lập các thông số sau để giá trị kích thước được tối ưu nhất.
Mục Linear dimentions ở dòng thứ 2 Precision - quy định làm tròn giá trị của chữ kích thước. Bạn chọn làm tròn ở mức 1 số như hình vẽ.
Mục Measurement scale -> Scale factor: con số này quy định bạn vẽ tỷ lệ theo đơn vị nào so với giá trị 1000 trong tiêu tỷ lệ bản vẽ. Ví dụ trong hình mình để đơn vị là cm khi đó giá trị Scale factor mình để là 100. Nếu mình muốn vẽ với giá trị kích thước là mm thì mình để Scale factor là 1000. Tới đây bạn hiểu cách xác định các giá trị trong việc thiết lập kích thước trong autocad, con số 1000 hình hay đề cập có ý nghĩa thế nào. Khi mới bắt đầu chuyển từ vẽ tay trên giấy rất nhiều người gặp khó khăn trong việc thiết lập giá trị và ghi kích thước trong autocad.
Thủ thuật: Mình sẽ up file autocad của mình có chứa tất cả các loại kích thước và chữ quy định trong autocad đi cùng để các bạn tham khảo. Khi bạn đã hiểu các giá trị trong việc tạo kích thước trong autocad thì có thể lấy luôn các kiểu kích thước và chữ của đơn vị mình đang học, làm dùng cho nhanh.
Cách tạo chữ trong autocad. Bạn gõ lệnh T chương trình hiện ra thông báo chọn giới hạn vùng tạo chữ, bạn chọn vùng cần tạo chữ gần với khu vực vẽ muốn tạo tiếp tới chọn font chữ là chiều cao chữ. Chiều cao chữ lại quy định bởi tỷ lệ bản vẽ. Mình sẽ giải thích từ đầu ra cho bạn dễ hiểu: Khi in bản vẽ ra ở bất kỳ khổ giấy nào, tỷ lệ nào thì tất cả các chữ chiếm đa số đều cùng cỡ ( cty mình quy định 2mm nhiều nơi 2,2mm ). Mình nói cụm từ “các chữ chiếm đa số” là loại chữ trong phần nội dung như: kích thước, chữ ghi tên đối tượng, khung tên, ghi chú, bảng khối lượng….Còn các loại chữ ghi tên bản vẽ, tên mặt cắt...do quy định của từng tổ chức và sẽ có chiều cao chữ lớn hơn. Do đó ta sẽ lấy giá trị 2mm để làm tiêu chuẩn tính ra các giá trị chiều cao chữ cho các loại tỷ lệ khác nhau ( loại kích thước khác nhau). Ví dụ trong hình mình vẽ tỷ lệ 1: 500 như vậy chiều cao chữ trong Model của mình sẽ là 0.5 x 2 = 1. Bạn muốn kiểm tra chiều cao chữ của tỷ lệ đó là bao nhiêu bạn phá khối kích thước đó bằng lệnh X sau đó nhấp chọn chữ và xem properties (Ctrl + 1 ) kiểm tra chiều cao chữ đó là bao nhiêu.
Tổng kết lại cho bài viết này bạn cần hiểu mối quan hệ giữa tỷ lệ bản vẽ - kích thước - chữ trong autocad khi đó bạn sẽ xây dựng được bản autocad hoàn chỉnh từ file vẽ tới sản phẩm in ra là một bản vẽ chuẩn theo các quy định vẽ kỹ thuật. Để nắm được liên tục các thao tác các bạn nên xem video phần bên dưới và lưu ý khi xem ảnh bạn nhấp vào ảnh để xem đầy đủ kích thước ảnh. Download file mẫu tại đây
Tự học autocad – phần 4: Quản lý đối tượng bằng layer trong autocad, tạo blog, hach vật liệu
Tags
tu-hoc-autocad-co-ban
- Thời gian 10:57 PM
Để dễ dàng quản lý các nhóm đối tượng có cùng tính chất chương trình cung cấp cho chúng ta một công cụ đó là layer trong autocad. Với công cụ này ta có thể hiệu chỉnh các trạng thái của lớp: Mở (ON), Tắt (OFF), Khóa (Lock), Mở Khóa ( Unlock), Đóng Băng ( Freeze), Tan băng ( Thaw). Mục đích để quyết định lớp đó có thể hiện trên màn hình hay trên bản vẽ in. Để vào công cụ quản lý layer bạn gõ dòng lệnh LA (layer). Chương trình sẽ hiện ra một bảng như sau:
Các tính chất của layer:
1. Màu ( Color): Thủ thuật nên chọn màu dịu mắt ( màu tối lạnh, màu trắng, nâu (08), xanh (140)) và khác biệt hoàn toàn với các layer khác để dễ dàng quan sát và tạo thoải mái khi thiết kế. Cái này tùy sở thích mỗi người. Tuy nhiên màu đối tượng sẽ quyết định độ dày nét in của nét chính, nét khuất, nét DIM, nét thấy, đường trung tâm. Ở cty mình hay dùng chung các màu layer cho các nét chính, nét phụ, dim, đường tâm. Khi đó thuận lợi trong việc ghép các file theo các giai đoạn do từng người làm, đồng thời in ấn cũng giống nhau và nhanh hơn.
2. Dạng đường (Linetype): khi bắt đầu với chương trình, trong autocad layer đã mặc định một đường liền ( Continuous). Muốn thêm nhiều dạng đường bạn nhấp lệnh LT ( Linetype). Bạn chọn Load và chọn loại đường mình cần sử dụng. Thủ thuật: thường trong bản vẽ ta hay dùng ba loại đường chính:
+ Đường vẽ nét liền (Continuous)
+ Đường vẽ nét khuất (Hidden)
+ Đường vẽ nét tim (Center). Sau khi load xong bạn chọn OK để lưu loại đường vừa load.
+ Đường vẽ nét liền (Continuous)
+ Đường vẽ nét khuất (Hidden)
+ Đường vẽ nét tim (Center). Sau khi load xong bạn chọn OK để lưu loại đường vừa load.
Bây giờ bạn đi thêm layer. Số layer trên bản vẽ là không giới hạn. Nhưng nhiều quá bạn không quản lý hết được. Các bạn gõ lệnh LA → nhấn tổ hợp phím Alt + N để tạo thêm layer mới trong autocad. Ở bước này bạn đặt tên cho layer, màu sắc, loại đường (linetype). Kinh nghiệm cá nhân mình chỉ quản lý 7 layer chính:
1. Layer nét chính: là loại nét vẽ đường công trình. Loại đường này thể hiện chính phần bản vẽ khi in bản vẽ. Nó sẽ có độ dày hơn ( đường có mực in đậm nhất so với các đường còn lại).
2. Layer nét thấy: là lọai nét vẽ các đường phụ ( gọi chính xác trong vẽ kỹ thuật là nét thấy). Loại đường này khi in bản vẽ có độ dày nhỏ để.
3. Layer nét đứt: Là loại nét vẽ các nét khuất.
4. Layer nét tim: Là loại nét vẽ đường tim ( đường trung tâm)
5. Layer nét kích thước (DIM): là layer quản lý DIM kích thước. Khi cần copy đối tượng để ghép vào các thành phần khác trong bản vẽ bạn cần ẩn hết layer DIM để copy thì bạn cần quản lý được các layer còn lại. Thủ thuật: chỉ bật layer cần copy, di chuyển, sửa chữa hach vật liệu layer còn lại sẽ ẩn đi trên bản vẽ autocad.
6. Layer vật liệu (Hach): là layer quản lý các vùng vật liệu. Bạn cũng cần quản lý layer này để khi cần tắt hoặc bật layer này, bạn sẽ thao tác với các layer còn lại dễ dàng hơn.
7. Layer chữ trong autocad (text): Layer này quản lý tất cả các đối tượng text. Thủ thuật nhỏ: khi cần chỉ copy khung đối tượng sang một thành phần khác bạn sẽ tắt hết các layer còn lại bao gồm: hach, dim,text. Khi đó bạn sẽ copy layer một cách dễ dàng.
Đây là 7 thành phần layer chính trong bản vẽ autocad. Bạn chỉ mất một thời gian nhỏ để quan lý tất cả 7 layer này. Nhưng sẽ giúp cho bạn quản lý đối tượng, sửa chữa hiệu chỉnh một cách nhanh nhất mà không tốn nhiều thời gian để chọn từng đối tượng đơn khi không quản lý được layer ngay từ đầu.
II. Tạo khối trong autocad (Blog)
Trong thiết kế các bạn cần quản lý một chi tiết giống nhau được sử dụng nhiều lần trong các mặt cắt khác nhau mà không thay đổi tỷ lệ. Bạn cần nhóm các chi tiết này thành một khối hay trong autocad gọi là blog. Việc quản lý bằng blog này dễ dàng cho bạn thay vì chọn từng đối tượng đơn của chi tiết để thao tác. Bạn chỉ cần chọn tất cả đối tượng đơn của chi tiết đặt tên blog và chùng gắn kết với nhau tạo thành một khối. Ứng dụng tạo khối khi chèn các thư viện autocad vào bản vẽ ( nội thất, cây cối, thiết bị cơ khí…).
Ngoài ra khi bạn quản lý được khối thường được sử dụng ( thư viện cửa trong kiến trúc…) bạn chỉ cần gọi tên khối và chèn (insert) vào trong bản vẽ một cách nhanh nhất.
Để tạo Blog bạn nhập lệnh tắt B. Chương trình hiện ra bảng Blog Definition:- Bước 1: Bạn đặt tên khối (blog) sao cho dễ nhớ và theo danh mục cho dễ quản lý phục vụ insert khối nếu cần.
- Bước 2: Bạn click vào biểu tượng Select Object sau đó chọn tất cả đối tượng cần tạo thành một khối.
- Bước 3: Cuối cùng bạn chọn biểu tượng Pick Point để chọn đểm chèn.
Như vậy bạn đã hoàn thành tạo khối cho một nhóm đối tượng. Để hiệu chỉnh các thuộc tính (màu sắc, kích thước, layer) bạn chỉ cần nhấp đúp chuột vào khối đó và tiến hành hiệu chỉnh như các đối tượng đơn. Tuy nhiên rất nhiều bạn thắc mắc làm thế nào xóa khối (blog) trong autocad. Bạn nhấp lệnh Explode - lệnh tắt trong autocad là X nhấp chọn khối khi đó khối sẽ thành các đối tượng đơn. Xem thêm video tự học autocad phần 5 dưới đây để nắm các thao tác chính.
Để phân biệt các vùng vật liệu trong bản vẽ autocad. Bạn sử dụng công cụ hach trong autocad để tạo vùng vật liệu cho các đối tượng có thuộc tính khác nhau. Nhập lệnh Hach - lệnh tắt là H chương trình hiện ra bảng tùy chọn Hach:
Để chọn mẫu vật liệu phù hợp bạn nhấp vào biểu tượng Pattem hiện lên bảng vật liệu, tiến hành chuyển các tab để chọn vật liệu cho đối tượng. bạn có thể tùy chỉnh góc, tỷ lệ scale cho loại vật liệu bạn chọn bằng cách thay đổi các thông số ở tab Angle and Scale. Lưu ý nhiều bạn hỏi tạo hach trong autocad bị lỗi. Thường có hai nguyên nhân. Thứ nhất vùng tô vật liệu chưa kín, tức là các góc giao nhau của đối tượng vẫn chưa giao nhau. Khi đó chương trình không biết bao vật liệu tới giới hạn nào. Một lỗi nữa các bạn hay mắc phải là tô vật liệu nhưng không co gọn giới hạn vùng vật liệu mà zoom to để dễ tô vật liệu. Khi đó chương trình báo lỗi.
Tự học autocad – phần 3: Sửa chữa đối tượng bằng các lệnh hiệu chỉnh trong autocad
Tags
tu-hoc-autocad-co-ban
- Thời gian 8:26 AM
1. Copy (C) – Sao chép đối tượng được chọn và sắp xếp chúng theo vị trí xác định ( các bạn sinh viên thích nhất lệnh này). Lệnh hiệu chỉnh này khá đơn giản và được sử dụng thường xuyên trong thiết kế. Có một lưu ý khi bạn copy và sắp xếp đối tượng xong muốn copy tiếp đối tượng vừa chọn copy xong, bạn không nhất thiết chọn lại đối tượng mà chỉ cần nhập lệnh Copy sau đó nhập tiếp lệnh P chương trình mặc định chọn lại đối tượng đã copy tiết kiệm thời gian. Cách này mình thấy rất hiệu quả nhưng ít người biết để sử dụng.
2. Array (AR) – Sao chép đối tượng theo 1 dãy xếp theo hình chữ nhật hoặc đường tròn. Dãy đối tượng tạo ra cần các yếu tố sau. Đối với dãy xếp theo hình chữ nhật bạn cần xác định được đối tượng gốc để tạo dãy. Số hàng, số cột trong dãy và khoảng cách hàng, cột trong dãy đó. Đối với dãy xếp theo hình tròn bạn tick chọn Porlar Array. Sau đó chọn đối tượng muốn tạo dãy, chọn tâm đường tròn mà dãy tạo xung quanh. Tiếp tới chọn số lượng đối tượng trong dãy. Cuối cùng là chọn góc hay phạm vi mà dãy tạo trong đường tròn, hiểu nôm na là muốn dãy tạo quanh đường tròn hay một phần đường tròn. Xem video để nắm được các thao tác cơ bản.
3. Move (M) – Lệnh di chuyển đối tượng. Di chuyển tới đối tượng cần ghép với các đối tượng khác. Lệnh này khá đơn giản các bạn cần master được cách bắt điểm là okie. Muốn chọn lại đối tượng vừa di chuyển bạn nhấp lệnh Move sau đó nhập lệnh P. Thao tác tương tự như lệnh copy. Lệnh hiệu chỉnh này cũng được thường xuyên dùng.
4. Trim (TR) – xén một phần đối tượng giữa hai đối tượng giao nhau. Nhấp lệnh TR vào dòng lệnh. Chương trình gợi ý chọn đối tượng làm giới hạn giao các đối tượng. Lưu ý: nếu bạn không chọn đối tượng giới hạn giao mà enter tiếp chương trình mặc định xén tất cả đối tượng nào có điểm giao nhau. Xem thêm video bạn sẽ tự học và thực hành được.
5. Break (BR) – Xén một phần đối tượng giữa hai điểm. Nhấp lệnh BR vào dòng lệnh chọn 2 điểm muốn xén. Mẹo vặt: tách đường thẳng chính thành các đường con trong trường hợp không muốn xóa đường thẳng lớn chính đã vẽ bằng cách chọn 2 điểm sát nhau.
6. Extent (EX) – Kéo dài đối tượng đến giao với đối tượng đã chọn sẵn. Lệnh này ngược lại với lệnh Trim, các bạn thử làm ngược lại để có sự so sánh.
7. Rotate (RO) – Quay đối tượng xung quanh một điểm chuẩn. Nhấp lệnh > chọn đối tượng và chọn điểm quay. Cuối cùng là nhập góc định quay.Đơn vị trong góc trong autocad : nếu góc quay ngược chiều kim đồng hồ giá trị nhập vào là góc dương (+), cùng chiều đồng hồ giá trị góc là âm (-).
8. Stretch (ST) – Di chuyển và kéo dán đối tượng. Lệnh này các bạn lưu ý cách chọn đối tượng phải chọn bao cả biên đối tượng muốn stretch.
6. Extent (EX) – Kéo dài đối tượng đến giao với đối tượng đã chọn sẵn. Lệnh này ngược lại với lệnh Trim, các bạn thử làm ngược lại để có sự so sánh.
7. Rotate (RO) – Quay đối tượng xung quanh một điểm chuẩn. Nhấp lệnh > chọn đối tượng và chọn điểm quay. Cuối cùng là nhập góc định quay.Đơn vị trong góc trong autocad : nếu góc quay ngược chiều kim đồng hồ giá trị nhập vào là góc dương (+), cùng chiều đồng hồ giá trị góc là âm (-).
8. Stretch (ST) – Di chuyển và kéo dán đối tượng. Lệnh này các bạn lưu ý cách chọn đối tượng phải chọn bao cả biên đối tượng muốn stretch.
9. Align (AL) – Dời, quay và lấy tỷ lệ đối tượng.Lệnh này lưu ý các bắt điểm đối tượng cho chính xác. Chi tiết xem video tự học autocad phần 4.
10. Fillet (F) – Vẽ nối tiếp hai đối tượng bởi một cung tròn. Nhấp lệnh > chọn 02 đối tượng kết thúc lệnh chọn bán kính R. Có một mẹo vặt khi dùng lệnh này khi muốn nối hai đường thẳng chưa có điểm giao nhau, để R = 0 hoặc khi không nhập giá trị của bán kính chương trình mặc định R = 0.
11. Chamfer (CHA) – Vát mép các cạnh. Lệnh này dùng để tạo một đường xiên giao nhau của hai đoạn thẳng hoặc đỉnh đa giác tuyến có phân đoạn là đường thẳng. Nhập lệnh tắt tương tự như các lệnh hiệu chỉnh trong autocad khác. Đường xiên được xác định thông qua hai giá trị: 2 khoảng cách hoặc 1 khoảng cách và 1 góc nghiêng.
12. Mirror (MI) - Lệnh đối xứng trục. Tạo đối tượng như đối tượng gốc qua 1 trục xác định. Gần như copy đối tượng sau đó xoay 180. Xem video tự học autocad 4 để hiểu rõ thao tác. Sau khi chọn đối tượng và trục quay chương trình hỏi có muốn xóa đối tượng cũ đi không. Lệnh Y là xóa, lệnh N là giữ nguyên đối tượng gốc.
13. Scale (SC) – Dùng để tăng giảm kích thước đối tượng theo một tỷ lệ nhất đinh. Lệnh này hay dùng với lệnh copy. Copy từ bản vẽ khác, khác tỷ lệ về scale đối tượng cho phù hợp với tỷ lệ bản vẽ của mình.
Thủ thuật autocad: để phát huy tác dụng các lệnh hiệu chỉnh như copy, move, mirroi, array, các bạn nên dùng các lệnh này khi đã tạo hoàn chỉnh đối tượng gốc. Lý do khi bạn copy một đối tượng mà chưa hoàn chỉnh thì mặc định vẽ tiếp bạn sẽ phải vẽ cả 2 đối tượng với các thao tác giống nhau. Cho nên nếu lỡ copy chưa hoàn chỉnh thì xóa đi. Tập trung hoàn thiện đối tượng gốc. Kết hợp tất cả các lệnh dưng đối tượng gốc một cách nhanh nhất.
12. Mirror (MI) - Lệnh đối xứng trục. Tạo đối tượng như đối tượng gốc qua 1 trục xác định. Gần như copy đối tượng sau đó xoay 180. Xem video tự học autocad 4 để hiểu rõ thao tác. Sau khi chọn đối tượng và trục quay chương trình hỏi có muốn xóa đối tượng cũ đi không. Lệnh Y là xóa, lệnh N là giữ nguyên đối tượng gốc.
13. Scale (SC) – Dùng để tăng giảm kích thước đối tượng theo một tỷ lệ nhất đinh. Lệnh này hay dùng với lệnh copy. Copy từ bản vẽ khác, khác tỷ lệ về scale đối tượng cho phù hợp với tỷ lệ bản vẽ của mình.
Thủ thuật autocad: để phát huy tác dụng các lệnh hiệu chỉnh như copy, move, mirroi, array, các bạn nên dùng các lệnh này khi đã tạo hoàn chỉnh đối tượng gốc. Lý do khi bạn copy một đối tượng mà chưa hoàn chỉnh thì mặc định vẽ tiếp bạn sẽ phải vẽ cả 2 đối tượng với các thao tác giống nhau. Cho nên nếu lỡ copy chưa hoàn chỉnh thì xóa đi. Tập trung hoàn thiện đối tượng gốc. Kết hợp tất cả các lệnh dưng đối tượng gốc một cách nhanh nhất.